Được giới khảo cổ đánh giá là 1 trong bảy kỳ quan cổ đại vườn treo ba by lôn thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người trên thế giới chứ không chỉ riêng ở Việt Nam. Tuy nhiên, xoay quanh câu chuyện về vườn treo này còn rất nhiều bí ẩn chưa được khoa học hiện đại giải đáp. Cùng LuxuryFan tìm hiểu chi tiết tại nội dung bên dưới.
Toàn cảnh vườn treo Ba by lôn cổ
Vườn treo ba by lôn là gì
Vườn Treo Babylon xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại và được ca ngợi là một thành tựu nổi bật về kiến trúc, kỹ thuật xây dựng với một tổ hợp vườn bậc thang, hội tụ đủ các loại cây, cây bụi và cây leo đa dạng để tạo nên một ngọn núi xanh lớn được đắp bởi gạch bùn.
Tên của vườn treo được lấy nguồn gốc từ chữ Hy Lạp Kratos (κρεμαστός có nghĩa là “treo qua”). Dùng để chỉ những cây cối được trồng ở cấu trúc trên cao như là ban công hay sân thượng.
Vườn treo ba by lôn được xây dựng bên cạnh dòng sông thơ mộng, hiền hoà. Đồng thời cũng là nguồn cung cấp nước tưới chính cho khu vườn.
Theo một truyền thuyết đã từ lâu đời, vườn treo nằm kế bên một cung điện lớn, được xây dựng bởi vua Nebuchadnezzar II thời Tân Babylon, thời gian trị vì khoảng năm 605 – 562 TCN, dành tặng cho vợ của mình là Amytis người xứ Midea, để làm bà khuây khỏa nỗi nhớ quê hương. Bởi vì nơi bà sinh ra vốn nổi tiếng với những ngọn đồi và thung lũng xanh tươi quanh năm, khí hậu thuận hoà. Điều này được ghi chép lại bởi một tu sĩ tên là Berossus người Ba-by-lon, vào khoảng năm 290 TCN. Sau này được chép lại bởi nhà sử học Josephus. Vườn treo cũng được gắn với vị nữ vương huyền thoại Semiramis của Đế chế Assyria, người được cho là đã trị vì Babylon vào thế kỷ thứ 9 TCN. Chính vì vậy mà khu vườn còn có tên gọi khác là “Vườn treo của Semiramis”.
Trong số Bảy kỳ quan thế giới cổ đại đã tìm thấy, chỉ có duy nhất vườn treo Ba by lôn là vẫn chưa được xác định chính xác vị trí xây dựng. Bởi vì không có văn bản nào từ thời Babylon còn tồn tại có nhắc tới vườn treo và cũng không có bằng chứng khảo cổ đáng tin cậy nào được tìm thấy chính tại Babylon. Hiện có ba giả thuyết được đưa ra để giải thích cho vấn đề này và được nhiều người tin tưởng.
#1. Công trình vườn treo này chỉ là một huyền thoại và nó không thực sự tồn tại. Tuy nhiên, các mô tả chi tiết được nhắc đến trong các ghi chép để lại của các tác giả Hy Lạp và La Mã cổ đại như Strabo, Diodorus Siculus và Quintus Curtius Rufus đã tô vẽ nên một hình ảnh lý tưởng hóa về một khu vườn phương Đông.
#2. Vườn treo đã từng tồn tại ở Babylon, nhưng đã bị phá hủy bởi chiến tranh hoặc thiên tai trong khoảng thời gian kể từ thế kỷ I TCN.
#3. Khu vườn trong truyền thuyết thực ra chính là khu vườn treo do vua Sennacherib của Assyria, trị vì khoảng năm 704 – 681 TCN cho xây dựng tại thủ đô Nineveh bên bờ sông Tigris, gần thành phố Mosul thời hiện đại.
Càng ngày, càng có nhiều nghiên cứu mới về công trình kiến trúc bí ẩn này. Hình hài không trọn vẹn được khai quật và được phục chế lại các mảnh ghép bởi những nhà khảo cổ càng khiến người ta tin rằng một vườn treo độc đáo như thế đã thực sự tồn tại. Tuy nhiên vườn treo ba by lôn ở nước nào? Và cái tên của khu vườn có thực sự là ba by lôn hay còn tồn tại những cái tên khác nữa? Hãy cùng xem tiếp các nội dung bên dưới!
Vườn treo ba by lôn ở đâu
Theo nhiều giả thiết ghi nhận, vườn treo được xây dựng tại thành phố cổ đại Babylon – vị trí rất gần với thành phố Hillah tỉnh Babil, thuộc quốc gia Iraq ngày nay.
Không có tài liệu nào ghi rõ quy mô của toàn bộ công trình này là bao nhiêu. Tuy nhiên, có thể xác định được diện tích tầng đáy vườn treo ba by lôn khoảng 60.516 m2, được dựng trên một hệ thống gồm 625 cột trụ vô cùng vững chãi.
Và cho đến nay các nhà khảo cổ học vẫn đang cố gắng tìm kiếm tàn tích còn xót lại đâu đó, đồng thời cố gắng phục hồi nguyên trạng hình dạng của công trình kiến trúc cổ đại này.
Khu vực tìm thấy chứng tích của vườn treo Ba by lôn
Kiến trúc vượt thời gian của vườn treo ba by lôn
Vườn treo có thể không thực sự là “treo lên” bằng các loại vật liệu dây. Bởi vì tên của nó ngoài nghĩa chính còn là phần “nhô ra ở trên”, giống như trường hợp một sân thượng hay một ban công.
Một góc nhìn khác của vườn treo ba by lôn được tái hiện lại
Theo những tài liệu mô tả, vườn tọa lạc trên một quả đồi diện tích tương đối, có dạng vuông vắn. Tổng thể công trình bao gồm 4 tầng, xây dựng bằng chất liệu đá tạo thành một tháp hơi giống loại Ziggurat là tháp giật cấp rất phổ biến trong kiến trúc của người Lưỡng Hà. Tầng nọ cách tầng kia 25m và mỗi tầng được bố trí thành một khu vườn, được nối nhau bằng những cầu thang đá, khá rộng rãi.
Tầng đáy của khu vườn được xây hình vuông kích thước 246m *246m – nằm trên một hệ thống gồm 625 chiếc cột. Tầng thứ hai là một hình vuông kích thước nhỏ hơn, gồm 441 cây cột. Tầng ba 289 cột tầng trên cùng 169 cột với kích thước khoảng 123m*123m. Nền của mỗi tầng đều được dựng bằng đá tảng, mỗi viên có chiều dài 5m x chiều rộng 1,2m; được phủ nhựa, sau đó lát gạch và cuối cùng phủ một lớp chì để nước không bị ngấm xuống tầng dưới; trên đổ một lớp đất màu mỡ để trồng được các loại cây cao lớn. Mỗi tầng được thiết kế xây theo kiểu vòm cong. Cả 4 tầng đều có sự hiện diện của đủ các loại hoa thơm, cỏ lạ, cây trồng quý hiếm được đưa về từ những vùng đất mà nhà vua đến xâm lược.
Vấn đề đáng quan ngại nhất là tưới nước thường xuyên chăm sóc vườn cây nhưng cũng đã được giải quyết rất tốt. Cụ thể:
Theo các nhà khảo cổ thì nước tưới cho toàn bộ vườn treo đã được đưa từ sông lên bằng một hệ thống gầu xếp thành chuỗi quay liên tục lấy từ ba cái giếng bên dưới mặt đất. Do một đội quân nô lệ đông đảo, hàng ngày làm việc chăm chỉ tưới nước để chăm sóc cây cối và hoa quả, giữ cho Vườn treo luôn xanh tốt. Từ vườn treo, người ta có thể nhìn bao quát ra toàn thành Babylon vì độ cao lên tới 100 mét. Ở thời đó, vườn treo mang ý nghĩa là một khoảng xanh tươi mát, là niềm hy vọng và “ngọn hải đăng trên cạn” cho những đoàn lạc đà lữ hành trên sa mạc xa xôi nóng bỏng. Thế nhưng, ngày nay vườn treo chỉ còn là một phế tích với những tường đá đổ nát. Hàng năm án ngữ đón tiếp hàng triệu lượt du khách thập phương đến chiêm ngưỡng những phần còn lại của nền móng tầng cuối cùng của Vườn treo.
Những bí ẩn chưa được giải đáp của vườn treo ba by lôn
Vườn treo ba by lôn là kỳ quan kỳ lạ với vô số những dấu hỏi lớn vẫn chưa được giải đáp
Vị trí & tên gọi
Trong nhiều thế kỷ qua, thành phố cổ Babylon luôn được nhìn nhận là nơi xây dựng vườn treo Babylon, dưới thời hoàng đế Nebuchadnezzar vào khoảng năm 6.000 TCN.
Tuy nhiên, mới đây, sau khi phân tích kỹ lưỡng các tài liệu liên quan, cũng như những chứng tích mới liên tục được tìm thấy tại Viện Bảo tàng Anh, tiến sĩ Stephanie Dalley của Đại học Oxford, nước Anh đã rút ra kết luận rằng có thể các nhà khảo cổ học đã định vị sai chỗ. Theo đó, khu vườn nổi tiếng này có thể nằm ở thành phố cổ Nineveh, gần đô thị Mosul ngày nay và cách đó 563 km về phía Bắc Iraq.
Bà đã bỏ ra hàng thập kỷ để tìm kiếm bằng chứng chứng minh cho kết luận của mình. Và bà đã tìm thấy một lăng trụ tại Viện Bảo tàng Anh ở London, trên thân trụ có những chữ viết hình nêm cổ (dạng ngôn ngữ cổ xưa có từ thời Babylon và cũng được sử dụng trong các đế quốc Assyria)
Nội dung phiên dịch từ những chữ viết tìm được, nói về vị vua Sennacherib của đế quốc Assyria, ông sống cách thời Nebuchadnezzar khoảng một thế kỷ. Có chi tiết kể về một lâu đài xây gần thủ đô Nineveh của Assyria, cũng như một khu vườn đặc biệt mà nhà vua gọi đó là “kỳ quan cho tất cả mọi người”. Cháu trai Assurbanipal của vua Sennacherib cũng được đề cập đến đã hoạ lại khu vườn trên một ô cửa sổ của lâu đài.
Thêm vào đó, ở vị trí gần nơi chứa tàn tích của lâu đài, bà phát hiện thấy một ụ đất lớn có hình thế đổ dốc xuống một mảng cây cỏ xanh tươi mà bà cho rằng chính là nơi thích hợp nhất từng đặt khu vườn ba by lôn nổi tiếng. Dữ kiện này càng chứng minh nhận định của bà là đúng và bắt đầu thu hút sự chú ý của giới khảo cổ.
Thêm một chi tiết cũng quan trọng không kém là Nineveh từng được gọi bằng cái tên “Babylon Mới”. Đây có thể là điểm mẫu chốt khiến nhiều người đời sau nhầm lẫn và nghĩ rằng thành phố Babylon là nơi tồn tại vườn treo.
Người xây dựng vườn treo
Các sử gia ngày xưa đã đưa ra rất nhiều giả thuyết về xuất xứ nguồn gốc của Vườn treo ba by lôn, nhưng chung quy lại có thể tập trung vào hai hướng: Hoàng hậu Semiramis là tác giả của công trình đồ sộ này hay là Vua Hammurabi đã cho xây dựng nên để tặng Hoàng hậu Amyitis yêu quý của mình.
Nhưng nhiều dữ liệu khoa học cổ khác lại cho thấy nguồn gốc khác của khu vườn. Cụ thể, dưới triều đại Vua Hammurabi, thành phố Babylon đã trở thành một địa danh nổi tiếng về sự phồn vinh, náo nhiệt và sầm uất. Càng tiến về những triều đại tiếp theo, Babylon càng bị suy tàn. Mãi cho đến thế kỷ thứ VII TCN, dưới triều đại vua Nabucodonoso (trị vì năm 604 – 561 TCN), thành Babylon mới lại được hồi sinh trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, nghệ thuật phồn thịnh nhất thời Cổ đại. Nơi đây là điểm quy tụ của mọi con đường thường xuyên diễn ra các hoạt động giao lưu buôn bán trên cả khu vực Trung Cận Đông rộng lớn. Sau khi tiến hành xây dựng xong cung điện chính của mình, vua Nabucodonosor đã cho xây dựng Vườn treo nổi tiếng ở phía Bắc thành Babylon.
Tuy nhiên, gần đây, có thêm giả thuyết khác lại cho rằng vị vua tên Sennacherib, người đứng đầu đế quốc Assyria và sống cách thời Nebuchadnezzar khoảng 1 thế kỷ mới là người xây nên công trình nổi tiếng này.
Hi vọng thông qua nội dung bài viết trên đã cho quý khách hàng ít nhiều những thông tin hữu ích liên quan đến kỳ quan cổ – vườn treo ba by lôn đồ sộ.
Với mỗi chiếc quạt trần Mỹ LuxuryFan, khi lắp đặt cho các không gian nhà ở, hay khu vực phục vụ quá trình nghỉ dưỡng, tận hưởng cuộc sống như miệt vườn, ban công, thềm nhà, lầu ngắm cảnh… sẽ giúp đem lại nguồn cảm hứng sống bất tận bắt nguồn từ khu vườn treo ba by lôn – nơi hội tụ trọn vẹn tinh hoa văn hoá – nghệ thuật – kiến trúc cổ đặc sắc nhất. Đồng thời giúp tạo nên thiên đường xanh mát, trong lành, thuần khiết của gió tự nhiên và cây cối ngay tại nhà.
Xem thêm: 20 công trình kiến trúc nổi tiếng nhất trên thế giới