Thư mục spam gmail là gì? Tại sao thư của tôi lại bị gửi vào thư mục spam? Làm thế nào để kiếm tra email bị gửi vào spam,… là những câu hỏi phổ biến khi nhắc đến mục spam.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật kiến thức về spam gmail để bạn không còn bỡ ngỡ với chúng.
Thư mục spam gmail là gì?
Email spam là tên gọi khác của thư rác, thư linh tinh để chỉ các thư điện tử vô bổ thường chứa các loại quảng cáo được gửi một cách vô tội vạ và nơi nhận. Chúng thường được gửi từ những cá nhân hay nhóm người không xác định và chất lượng của loại thư này thường thấp.
Gmail có một hệ thống tự động giúp người dùng ngăn chặn những thư spam được gọi là thư mục spam. Khi nhận được một thư nào đó, Gmail sẽ tiến hành quét và lọc chất lượng của từng thư.
Những thư nào không đạt yêu cầu về tính minh bạch và an toàn sẽ bị cho vào hòm thư spam. Những thư tốt sẽ được chuyển tới hòm thư đến của người nhận.
Với những thư nằm trong mục spam, chúng sẽ không được thông báo khi gửi đến trừ khi người nhận kiểm tra mục spam thì mới thấy chúng.
Tại sao một email lại bị gửi vào thư mục spam?
Như đã trình bày ở trên, những thư được gửi vô tội vạ với chất lượng kém sẽ bị đánh dấu là spam. Vậy những tiêu chí cụ thể của việc đánh giá này là gì? Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn thấy điều này ngay sau đây.
Nội dung
Yếu tố đầu tiên khiến một email bị đánh dấu là spam phải xét đến là nội dung. Những nội dung được cho là quảng cáo thường bị Google đánh dấu là spam. Cụ thể:
- Có chứa các liên kết thống kê Email như bit .ly, goo .gl …
- Các từ khóa nhận diện spam phổ biến nhất là: Khuyến mãi 50%, Chiết khấu khủng, Giảm giá sốc, Nhanh tay đăng kí, …
- Email có chứa thông tin về bảng giá
- Sử dụng đoạn text in đậm/in hoa dài cũng dễ đàng bị Gmail đánh dấu spam.
- Nội dung email chỉ chứa hình ảnh cũng dễ dàng bị đánh dấu spam. (NÊN chèn thêm dòng text kèm 1-2 hình ảnh hoặc tạo thêm 1 hành động click vào để xem ảnh/xem chi tiết.)
Tìm hiểu thêm cách viết nội dung email marketing đốn gục khách hàng.
Tiêu đề
Tiêu đề cũng là nguyên nhân phổ biến khiến email dễ dàng rơi vào spam. Tương tự như yêu cầu về nội dung, tiêu đề quá dài, viết in hoa nguyên dòng, bôi đâm hay chứa các từ ngữ nhận diện spam thì ngay lập tức email của bạn sẽ bị Gmail đánh dấu rồi.
Bạn đã biết 11 cách đặt tiêu đề thu hút khách hàng “ngay lập tức”
Địa chỉ IP
Nếu một địa chỉ IP cụ thể đã nhận được nhiều khiếu nại trước đây, thì email từ địa chỉ đó có nhiều khả năng bị xác định là thư rác. Đôi khi email từ một IP có danh tiếng rất kém có thể không được máy chủ chấp nhận.
Danh tiếng tên miền
Giả sử các email từ @yourcompany.com thường bị xóa, không được mở. Các nhà cung cấp dịch vụ sẽ cho rằng email của bạn không được ưu tiên cao đối với hầu hết mọi người, dẫn đến spam. Mặt khác, nếu email từ công ty của bạn được nhấp, mở, đưa vào danh sách trắng, chuyển tiếp, trả lời, v.v., danh tiếng miền của bạn sẽ được đánh giá cao.
Bẫy thư rác
Nếu người dùng ngừng sử dụng tài khoản email, các nhà cung cấp email có thể khóa tài khoản đó, ESP đôi khi sẽ tái chế địa chỉ email và biến nó thành một cái “bẫy thư rác”. Các nhà cung cấp dịch vụ email đôi khi cài đặt các địa chỉ email giả trên web, diện đàn,… để đánh lừa những tool quét email hàng loạt. Những địa chỉ này có thể nằm trong danh sách email được rao bán trên mạng. Gửi email đến một trong những “bẫy thư rác” này có thể khiến người gửi bị phạt rất nặng và thậm chí đưa bạn vào danh sách đen email.
Danh sách đen
Danh sách đen (blacklist) là danh sách các địa chỉ IP của người gửi spam và người cho phép gửi spam. Người cho phép gửi spam là những người đã tắt bộ lọc thư rác, cho phép tất cả các email vào hòm thư chính. Nếu bạn gửi email vào một danh sách này, bạn rất có thể sẽ bị nhà cung cấp dịch vụ email (ESP) chú ý tới.
Tần suất gửi email
Thông thường thường nếu 1 email mới gửi quá nhiều email cùng 1 lúc có thể bị gmail nhận diện là spam (do tần suất nhận được email từ địa chỉ đó quá nhiều và bất thường). Vì vậy, hãy lựa chọn tần suất gửi email marketing hợp lý.
Đặc biệt, nghị định 91/2020/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/10/2020, quy định rằng 1 ngày không được gửi quá 1 email marketing cho khách hàng. Hơn nữa, còn quy định nghiêm ngặt về chế tài xử phạt các email marketing mang tính chất spam. Zetamail đưa ra một vài khuyến cáo gửi email marketing tuân thủ nghị định 91/2020/NĐ-CP, giúp khách hàng gửi email tiếp thị hiệu quả hơn.
Cách xem spam email
Thư mục spam được lập ra là cách Gmail bảo vệ bạn khỏi những tin rác, tin độc và tránh làm mất thì giờ của bạn với những nội dung không được mong muốn.
Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu có một email quan trọng về công việc, học tập, trao đổi nội dung,… mà bạn rất mong chờ nhưng chúng lại vô tình bị nhận diện là spam?
Bạn không nhận được thông báo nào về những email này và có thể bạn đã bỏ lỡ những tin tức quan trọng. Làm thế nào để bạn có thể kiểm tra lại những thư này?
Sau đây tôi sẽ hướng dẫn bạn kiểm tra lại email trong hòm thư spam.
Đầu tiên, bạn đăng nhập vào Gmail >> Chọn mục More như hình bên dưới:
Tại đây, bạn sẽ thấy hòm thư Spam, để kiểm tra, bạn hãy click vào mục này:
Đây là toàn bộ thư bị bị gửi vào hòm thư Spam, bạn chỉ cần tìm đến thư muốn mở và click xem chúng là được.
Giờ đây bạn đã biết cách kiểm tra hòm thư spam để đảm bảo không bỏ lỡ những thông tin quan trọng vô tình bị rơi vào mục này.
Tham khảo ngay: Dịch vụ & phần mềm Zetamail – Bí quyết email marketing hiệu quả
Tạm kết
Ngoài ra, nếu bạn là người gửi thư đi, việc nắm rõ nguyên tắc hoạt động của Spam, bạn sẽ tránh được việc gửi thư bị vào hòm thư spam không mong muốn. Điều này sẽ giúp bạn gửi email marketing hiệu quả hơn.
Đọc thêm:
4 Mẹo thúc đẩy doanh thu bằng Email Marketing dịp lễ
5 bước thiết kế Email Black Friday hoàn hảo