Du lịch Quảng Bình được nhiều người biết đến với các thắng cảnh nổi tiếng và nhiều di tích lịch sử. Sông Gianh là một trong những biểu tượng của địa phương, trở thành nguồn cảm hứng trong nhiều tác phẩm thi ca – đây cũng là một trong những điểm du lịch thơ mộng không thể bỏ lỡ khi ghé thăm dải đất miền Trung này!
1. Sông Gianh ở đâu?
Sông Gianh thuộc tỉnh nào? Sông Gianh ở miền nào? Đây là những câu hỏi được nhiều người thắc mắc, muốn tìm hiểu. Thực tế, con sông này chảy qua tỉnh Quảng Bình, cụ thể hơn là các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch và thị xã Ba Đồn, sau đó đổ ra biển Đông ở khu vực cửa Gianh. Để có thể khám phá trọn vẹn dòng sông huyền thoại này, bạn có thể bỏ túi bản đồ du lịch Quảng Bình trước khi khởi hành.
Là một trong những biểu tượng của thiên nhiên miền Trung nói chung và Quảng Bình nói riêng, sông Gianh tạo ấn tượng bởi chiều dài lên tới 160km, diện tích lưu vực đạt 4.680 km2 và độ cao trung bình đạt 360m.
Nghe thuyết minh về sông Gianh, bạn có thể biết thượng nguồn của dòng sông này từ đỉnh núi Cô Pi có độ cao hơn 2.017m. Ngọn núi nằm trên địa phận xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa. Vùng thượng nguồn của sông có vẻ đẹp nên thơ kỳ vĩ và ấn chứa nhiều điều huyền bí… Từ thượng nguồn là dãy Trường Sơn, sông Gianh chảy qua nhiều vùng đá vôi hiểm trở. Cũng chính vì thế đã góp phần hình thành nên nhiều hang động đẹp như: động Phong Nha, hang Sơn Đoòng, động Thiên Đường,…
Sông Gianh nằm cách trung tâm thành phố Quảng Bình khoảng 38km. Du khách có thể đi theo tuyến đường: Hoàng Diệu – Trịnh Hoài Đức – Phan Đình Phùng – đường tránh Đồng Hới/Quốc lộ 1A sẽ đến với điểm du lịch này.
2. Sông Gianh lịch sử oai hùng
Tại Quảng Bình, sông Gianh không chỉ là danh lam thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, đây còn là dòng sông linh thiêng, gắn liền với nhiều câu chuyện lịch sử. Bởi vậy, người dân địa phương còn hay gọi con sông với cái tên khác là Đại Linh Giang.
2.1. Sông Gianh thời Trịnh Nguyễn
Sông Gianh thời Trịnh – Nguyễn (1570 – 1786) được coi là ranh giới chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài. Thời điểm này, các cuộc chiến tranh kéo dài triền miên, lên tới gần nửa thế kỷ. Phía Bắc sông Gianh là nơi án ngữ của chúa Trịnh – tức là khu vực Ba Đồn ngày nay. Ở phía Nam, chúa Nguyễn cai trị, nay là huyện Thuận Hóa.
Dù Đàng Trong hay Đàng Ngoài đều là lãnh thổ của nhà Lê, tuy nhiên chúa Trịnh và chúa Nguyễn được là hai thế lực phong kiến, tự coi đó là 2 nước riêng biệt. Quyền lực của vua Hậu Lê lúc này không ngăn được tranh chấp cẳng của hai họ, khiến cho nước ta bị chia cắt lên tới 150 năm. Giai thoại sông Gianh chia cắt 2 miền đến nay vẫn gắn liền với người Việt nói chung và người dân Quảng Bình nói riêng.
2.2. Sông Gianh vĩ tuyến 17 trong kháng chiến
Trong những cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, điển hình là cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, sông Gianh và sông Bến Hải đều trở thành những “địa chỉ đỏ” bị đánh phá nặng nề.
Khu vực cảng Gianh – vùng hạ lưu của sông Gianh còn là nơi khởi điểm của tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển. Hàng triệu bom đạn của Mỹ trút xuống nơi đây. Thời điểm này, những chuyến tàu trên dòng sông Gianh trở thành phương tiện vận chuyển vũ khí, lương thực cho chiến trường. Có thể thấy, dòng sông hiền hòa của Quảng Bình hôm nay là nhân chứng ghi dấu nhiều chiến công của quân và dân ta, đây cũng là nơi in hằn nhiều đau thương, mất mát của chiến tranh.
3. Vẻ đẹp non nước Quảng Bình trên sông Gianh Lũy Thầy
Hầu hết các địa điểm du lịch Quảng Bình đều gắn liền với dòng sông Gianh huyền thoại. Đây là con sông lớn mang vẻ đẹp bình dị, thân thương đặc trưng của vùng đất Quảng Bình. Du khách khi đến với địa phương này sẽ có rất nhiều trải nghiệm thú vị:
3.1. Đi du thuyền ngắm đôi bờ sông Gianh xanh tươi trù phú
Đi thuyền trên dòng sông Gianh, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên, non nước hùng vĩ cũng như sự sầm uất của các làng nghề truyền thống hai bên bờ sông. Xuôi theo dòng Đại Linh Giang, bất kỳ ai cũng có cảm giác thư giãn, lắng đọng lại cùng con sông lịch sử.
3.2. Check-in cầu sông Gianh Quảng Bình trắng muốt
Cầu sông Gianh được xây dựng từ cuối năm 1998. Rất nhiều du khách khi đến đây thường băn khoăn cầu sông Gianh dài bao nhiêu? Thực tế, chiều dài của cây cầu đạt 750m, nối từ phường Quảng Thuận – thị xã Ba Đồn đến xã Hạ Trạch – Bố Trạch. Trong nhiều ấn phẩm thi ca, cầu được ví như chiếc lược cài lên mái tóc mượt mà như dòng chảy của sông Gianh.
3.3. Thăm di tích bến phà/cảng sông Gianh Quảng Bình
Địa điểm này thuộc khu vực hạ lưu của sông Gianh, cách cửa biển khoảng 2km về phía Tây. Việc di chuyển đến bến phà theo đường thủy hay đường bộ đều rất thuận lợi.
Bến phà sông Gianh không chỉ là nơi in dấu những chiến tích oai hùng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tại đây, du khách còn có thể tham quan loại “phà dìm” do các chiến sĩ tạo ra từ thời chiến tranh vô cùng độc đáo.
3.4. Ghé dòng sông Son – Nhánh nhỏ của sông Gianh
Sông Son là một nhánh nhỏ thuộc dòng sông Gianh, địa điểm này làm “say lòng” biết bao du khách bởi vẻ đẹp nguyên sơ, bình dị. Người dân xứ Quảng cũng rất tự hào về cảnh đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho địa phương. Nước sông Son có màu xanh lục chảy qua những dãy núi đá vôi, tô điểm thêm cho nét đẹp của các danh lam thắng cảnh Quảng Bình.
>>> Khám phá du lịch Bố Trạch, Quảng Bình với 15 điểm VUI CHƠI – CHECK IN siêu xịn
4. Thưởng thức ẩm thực sông Gianh ngon mê ly
Những món ăn đặc sản Quảng Bình luôn hấp dẫn du khách, nếu có dịp đến và tham quan dòng sông Gianh, bên cạnh những hoạt động du lịch, bạn có thể thưởng thức các món ăn sau:
- Cháo canh: Đây là món ăn quen thuộc của người miền Trung nói chung và Quảng Bình nói riêng. Cháo canh có sợi bánh được làm từ bột mì, bột gạo, chế biến cùng nhiều nguyên liệu khác như chả cá, xương heo, cá lóc…
- Cá trắm sông Son: Từ thương hiệu cá trắm sông Son, người dân Quảng Bình có nhiều cách chế biến khác nhau như: nướng mẻ, nướng lá chuối, om măng chua, rang muối… vô cùng hấp dẫn.
- Tôm sông hấp: Đây là loài tôm được thu hoạch ở vùng cửa sông, chứa đựng vị phù sa của đông và vị mặn mòi của biển. Thịt tôm vừa béo, vừa thơm chắc chắn sẽ mang đến trải nghiệm ẩm thực thú vị.
- Chắt chắt bánh tráng: Chắt chắt giống như hến nhưng nhỏ hơn, khi được chế biến cùng nhiều gia vị sẽ ăn kèm với bánh tráng, tạo nên vị ngon rất thân thuộc, dân dã.
>>> Xem thêm: Ăn gì ở Quảng Bình? Bộ sưu tập 20+ món NGON nên thử
Du lịch sông Gianh thường chỉ đi trong ngày vì thế du khách nên chọn điểm lưu trú trong thành phố để dễ dàng kết hợp lịch trình tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng khác của Quảng Bình như: biển Nhật Lệ, bãi Đá Nhảy, cồn cát Quang Phú,…
Sông Gianh đối với người dân Quảng Bình là nhân chứng lịch sử, là biểu tượng của đất mẹ quê hương. Vì vậy, khi đến với địa phương này, để có thể thỏa sức khám phá cảnh đẹp thiên nhiên, tìm hiểu về nếp sống sinh hoạt của người dân, du khách nên lựa chọn tham quan Đại Linh Giang hùng vĩ. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn dễ dàng lên lịch trình và có được chuyến du lịch trọn vẹn nhất!
THAM KHẢO CÁC ƯU ĐÃI VINPEARL HOT NHẤT