Tình hình dịch bệnh Covid – 19 đang diễn biến hết sức phức tạp, mỗi địa phương tùy vào tình trạng cụ thể mà áp dụng biện pháp giãn cách cho phù hợp. Vậy xin giấy đi đường ở đâu? Thủ tục xin giấy đi đường trong thời gian giãn cách như thế nào? Có được cấp giấy đi đường liên tỉnh hay không? Cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để có câu trả lời chi tiết nhất nhé.
Thủ tục xin giấy đi đường trong thời gian giãn cách năm
1. Giấy đi đường trong thời gian giãn cách là gì?
Giấy đi đường là thuật ngữ hết sức quen thuộc với mỗi chúng ta trong thời gian vừa qua.
Mẫu giấy đi đường trong thời gian giãn cách là mẫu được sử dụng cho các đối tượng được phép lưu thông hiện đang sinh sống tại khu vực tỉnh, thành trong thời gian thành phố thực hiện giãn cách xã hội. Mẫu phải sử dụng đúng mục đích, hoạt động trong nội thành, sử dụng đúng công việc, hạn chế việc di chuyển tránh phát sinh lây lan dịch bệnh.
2. Thủ tục xin giấy đi đường trong thời gian giãn cách tại thành phố Hồ Chí Minh
Với từng khu vực sinh sống, thủ tục xin giấy đi đường sẽ có sự khác nhau. Thậm chí ở cùng tỉnh nhưng tùy từng giai đoạn chống dịch mà lãnh đạo của các cơ quan có thẩm quyền sẽ ban hành quy định về việc cấp mẫu giấy đi đường cụ thể.
2.1. Căn cứ xin cấp giấy đi đường trong thời gian giãn cách tại TP Hồ Chí Minh
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi đã kí văn bản số 3072/UBND-VX về thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP từ ngày 16/9 đến 30/9/2021.
Văn bản nêu rõ nội dung: TPHCM tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội và các biện pháp phòng chống dịch trên toàn địa bàn TP theo tinh thần Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 2715/KH-BCĐ của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP và Chỉ thị số 11/CT-UBND của Chủ tịch UBND TP từ 00 giờ 00 ngày 16/9 đến hết ngày 30/9/2021 với phương châm triệt để, nghiêm ngặt, quyết liệt, hiệu quả từng biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên từng địa bàn cụ thể.
Tiếp tục thực hiện việc cấp Giấy đi đường cho các nhóm đối tượng được phép lưu thông theo Công văn số 2800/UBND-VX, Công văn số 2850/UBND-VX, Công văn số 2994/UBND-ĐT của UBND TP; các Giấy đi đường do Công an TP đã cấp tiếp tục có hiệu lực đến hết ngày 30/9/2021.
2.2. Thủ tục xin cấp giấy đi đường
Tổ chức, cá nhân muốn xin giấy đi đường cần làm đơn đề nghị gửi tới Công an để cập nhật về nhu cầu xin giấy.
Sau đó phía công an sẽ xem xét những chủ thể xin cấp giấy có thuộc nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường theo quy định tại các Công văn nêu trên hay không. Nếu thuộc đối tượng được cấp thì công an sẽ tiến hành cấp giấy đi đường cho trường hợp đó.
2.3. Mẫu đơn đề nghị quý bạn đọc có thể tham khảo dưới đây:
TÊN ĐƠN VỊ
V/v đề nghị cấp Giấy đi đường tham gia giao thông trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày …. tháng 09 năm 2022
Kính gửi: Công An Quận …….
Thông tin đơn vị:
– Tên Công ty: Công Ty ………………………
– Giấy chứng ĐKDN, HKD: …………………
– Địa chỉ DN, HKD: …………………………….
– Cấp lần đầu, ngày tháng năm: ……………, thay đổi lần thứ 2, ngày … tháng … năm …, nơi cấp: …………………………..
– Người đại diện pháp luật: ………………………….
– Người liên hệ: Ông (bà) ………….. SĐT: ………. Email: ………..
Căn cứ công văn số 2800/UBND-VX ngày 21 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tăng cường kiểm soát các nhóm đối tượng được phép lưu thông trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội;
Đơn vị có các nhân viên thuộc đối tượng quy định tại mục số 12 của Phụ nhân lục 1 công văn số 2800/UBND – VX ngày 21 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Nay đơn vị đề nghị Ủy ban nhân dân Quận …… cấp Giấy đi đường tham gia lưu thông trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố cho số lượng … người là nhân viên thuộc đối tượng tại mục số 12 theo Quyết định số 2800/UBND-VX ngày 21 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (chi tiết theo danh sách đính kèm).
Đơn vị cam kết kê khai các thông tin nêu trên đúng sự thật và sử dụng Giấy đi đường đúng mục đích./.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
Chú ý:
– Đơn đề nghị bằng file PDF và danh sách nhân viên bằng file Excel gửi về Ủy ban nhân dân Quận 10 (thông qua Phòng Kinh tế), liên hệ ông Hồ Đắc Tuấn – Chuyên viên Phòng Kinh tế Quận 10; Số điện thoại: 0934903127; địa chỉ hộp thư điện tử: [email protected]./.
– Đối tượng là nhân viên giao hàng của doanh nghiệp, hộ kinh doanh có trụ sở chính hoạt động trên địa bàn Quận 10 thuộc danh mục số 12 theo Quyết định số 2800/UBND-VX ngày 21 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc tăng cường kiểm soát các nhóm đối tượng được phép lưu thông trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội).
2.4. Mẫu giấy đi đường trong thời gian giãn cách ở thành phố Hồ Chí Minh
Mẫu giấy đi đường trong thời gian giãn cách ở Hồ Chí Minh đến hết ngày 30/09/2021 có dạng như sau:
2.5. Mẫu giấy đi đường trong thời gian giãn cách ở thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu từ tháng 1/2023
Theo thông tin chúng tôi cập nhật được thì từ sau ngày 30/9, thành phố Hồ Chí Minh sẽ không sử dụng giấy đi đường nữa. Thay vào đó mỗi người dân khi ra đường sẽ sử dụng một mã QR (app ứng dụng).
App này sẽ thuộc thẩm quyền của bên công an quản lý. Như vậy, app đó sẽ được coi là giấy đi đường mới nhất.
3. Thủ tục xin giấy đi đường trong thời gian giãn cách tại thành phố Hà Nội
Tại thành phố Hà Nội tình hình dịch được kiểm soát chặt chẽ và có dấu hiệu tốt hơn ở trong Hồ Chí Minh. Do đó, việc áp dụng xin giấy đi đường cũng được nới lỏng hơn.
3.1. Thủ tục xin giấy đi đường trong thời gian giãn cách nửa đầu tháng 1/2022
Theo Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 3/9/2021 của UBND TP. Hà Nội thì đã phân thành 6 nhóm đối tượng được phép ra đường và quy định cụ thể về việc cấp giấy đi đường.
Thủ tục cấp giấy đi đường cho các nhóm đối tượng theo quy định như sau:
Đối với nhóm 2: Cán bộ, công chức, công vụ, công nhân viên, người lao động trực tiếp thực hiện các hoạt động dịch vụ công ích thiết yếu
Bước 1: Doanh nghiệp cung cấp thông tin
Doanh nghiệp cử 1 người đại diện cung cấp thông tin danh sách các cá nhân, người lao động, người điều khiển phương tiện mô tô, người điều khiển ô tô theo biểu mẫu của Công an Thành phố (Danh sách cá nhân – Biểu mẫu số 01; Danh sách người điều khiển xe mô tô, danh sách người điều khiển xe ô tô: mỗi loại lập riêng theo Biểu mẫu số 02) để đề nghị xem xét cấp giấy đi đường có mã nhận diện
Cơ quan nhận thông tin: cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực Ví dụ: Sở Thông tin và Truyền thông quản lý doanh nghiệp lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; Sở giao thông quản lý doanh nghiệp vận tải.
Bước 2: Doanh nghiệp gửi danh sách đề nghị cấp giấy đi đường
Căn cứ Thông báo của Công an TP. Hà Nội về đối tượng, trình tự, thủ tục duyệt, cấp giấy đi đường có mã nhận diện, thẻ đi mua hàng thiết yếu theo yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19 trong Vùng 1, quy định cụ thể như sau:
“Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực tổng hợp danh sách cá nhân, người lao động, người điều khiển phương tiện mô tô, người điều khiển ô tô đề nghị cấp giấy đi đường của các cơ quan, tổ chức có nhu cầu kèm theo các biểu mẫu của Công an Thành phố, gửi Phòng Cảnh sát Giao thông (qua thư điện tử đã xác thực trên hệ thống) để duyệt, cấp giấy đi đường có mã nhận diện.”.
Bước 3: Doanh nghiệp chờ duyệt giấy đi đường
Bước 4: Doanh nghiệp được cấp giấy đi đường
Đối với nhóm 6: Các cá nhân, người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu.
Bước 1: Doanh nghiệm cung cấp thông tin
Các doanh nghiệp cử 1 người đại diện để làm việc trực tiếp với Công an xã/phường/thị trấn để cung cấp thông tin cần thiết theo quy định, cung cấp địa chỉ thư điện tử và thực hiện việc xác thực thư điện tử trên hệ thống với UBND xã/phường, thị trấn.
Bước 2: Doanh nghiệp gửi danh sách đề nghị cấp giấy đi đường.
Doanh nghiệp lập danh sách cán bộ, công chức, công vụ đề nghị cấp giấy đi đường (theo Biểu mẫu số 03) và các tài liệu có liên quan gửi về UBND các xã, phường, thị trấn qua địa chỉ thư điện tử đã xác thực trên hệ thống.
Bước 3: Doanh nghiệp chờ duyệt giấy đi đường
Trên cơ sở danh sách mà doanh nghiệp đã gửi; căn cứ vào diện các đối tượng theo quy định, UBND các xã/phường/thị trấn duyệt danh sách cấp giấy đi đường và chuyển cho Công an xã/phường/thị trấn cấp giấy đi đường có mã nhận diện (ký, đóng dấu).
Bước 4: Doanh nghiệp nhận giấy đi đường.
3.2. Thẩm quyền cấp giấy đi đường của công ty trong mùa dịch?
Nhóm 6 : Công an Thành phố Hà Nội hoặc Công an xã, phường, thị trấn tại từng khu vực duyệt hồ sơ và cấp giấy đi đường có mã QR.
Nhóm 2 : Phòng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố.
3.3. Căn cứ thực hiện xin giấy đi đường tháng 1/2022
Ngày 20/9/2021, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị 22/CT-UBND về điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới.
3.4. Thủ tục xin giấy đi đường
Theo nội dung tại Chỉ thị mới nhất 22/CT-UBND như sau:
– Không áp dụng quy định phân vùng;
– Không kiểm soát giấy đi đường đối với các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp di chuyển trong địa bàn Thành phố;
– Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác phòng chống dịch và quản lý, giám sát di biến động trên địa bàn Thành phố.
– Không phát sinh thêm thủ tục hành chính đối với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố.
Như vậy, có thể thấy rằng nếu người dân đi lại trong phạm vi khu vực thành phố thì không cần phải làm thủ tục xin giấy đi đường như trước đây nữa.
4. Quy định về giấy đi đường liên tỉnh – Hà Nội
Theo nội dung tại Chỉ thị số 22/CT-UBND thành phố Hà Nội kiểm soát về việc ra vào thành phố như sau:
– Duy trì hoạt động 22 chốt tại các cửa ngõ ra vào Thành phố và 33 chốt tại các quận, huyện, thị xã giáp ranh các tỉnh lân cận để thực hiện kiểm soát người và phương tiện đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
– Tiếp tục duy trì các chốt tự quản tại các khu dân cư, tổ dân phố; kiểm soát chặt di biến động của người dân.
– Tiếp tục đề nghị Bộ Giao thông vận tải: Chỉ đạo dừng các chuyến bay thương mại nội địa đến sân bay quốc tế Nội Bài và vận tải hành khách bằng đường sắt đến Hà Nội.
– Tiếp tục kiểm soát chặt, không phát sinh các chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn.
Hiện nay, việc đi lại về quê giữa các tỉnh thành sẽ phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh của địa phương đó, quy định về tiếp nhận, kiểm tra, cách ly từng địa phương. Do đó, để xác định được việc có phải xin giấy đi đường liên tỉnh hay không, bạn nên liên hệ với Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền tại địa phương mình đang tạm trú, có hộ khẩu và địa phương mình dự định di chuyển tới để chuẩn bị giấy tờ cho đầy đủ nhất, tránh mất thời gian đi lại và có nguy cơ làm lây lan dịch bệnh.
5. Muốn về quê cần làm thủ tục gì?
Theo thông tin cập nhật mới nhất thì những người đang ở vùng dịch trở về quê cần tùy thuộc vào từng địa phương. Nhưng hầu hết đều yêu cầu các giấy tờ sau:
- Giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác có hiệu lực tương đương;
- Xét nghiệm Covid. Tùy từng tỉnh thành sẽ yêu cầu bạn phải có kết quả xét nghiệm test nhanh hoặc yêu cầu phải có xét nghiệm PCR.
Thậm chí một số địa phương còn kiểm soát cả giấy đi lại về nơi công tác, xác nhận của phường xã.
Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của chúng tôi liên quan đến việc hướng dẫn thủ tục xin giấy đi đường tại các địa phương có dịch bùng phát mạnh như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cũng như giấy đi đường liên tỉnh. Đến nay đã chuẩn bị bước sang tháng 10, nên quý độc giả cần cập nhật kịp thời quy định về giấy đi đường ở từng khu vực mình đang sinh sống và áp dụng cho đúng. Nếu bạn cần hỗ trợ vui lòng để lại bình luận hoặc liên hệ tới Hotline để được tư vấn.